Ung Trung Kien

tin hot

tin tức hot nhất trong ngày

Facebook và mối hiểm họa với giới trẻ

Chia sẻ bạn bè:
Facebook - con dao "hai lưỡi" với giới trẻ
(BGĐT)-Với đầy đủ tính năng hiện đại, mạng facebook (website liên kết trên mạng) được giới trẻ Bắc Giang hồ hởi tiếp nhận như một cách thức để chứng tỏ "cái tôi" trong thế giới hội nhập. Nhưng khi bản thân chưa được trang bị "văc-xin" đủ sức đề kháng với mặt trái của loại hình này, facebook (FB) thực sự như con dao "hai lưỡi" khiến không ít bạn trẻ trở thành nạn nhân của chính nó...
Với chiếc điện thoại di động, Facebook được truy cập ở mọi nơi mọi lúc.

Buổi sáng như thường lệ, chị M, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) giật mình phát hiện mặt mũi con gái (học Trường THCS Trần Phú, TP Bắc Giang) thâm tím, phần mắt sưng thành quầng đỏ. Gặng hỏi con một hồi, cháu mới thút thít thú nhận: "Con bị bạn cùng trường đánh!". Chị M bàng hoàng, con gái chị vốn là học sinh ngoan, học giỏi nhiều năm nay.
Ngoài việc đi học, cháu không giao lưu với bạn xấu, không mâu thuẫn với ai. Tâm sự với con, chị mới bất ngờ khi nguyên do từ... FB. Theo trào lưu của các bạn trong trường, con gái chị cũng lập FB. Vui vẻ hoà nhập môi trường mạng, cháu giới thiệu tất cả thông tin về mình đồng thời chấp nhận tất cả lời mời kết bạn, trong đó có một nhóm bạn cùng trường. Một trong số các bạn trai đó bày tỏ tình cảm, bị cháu thẳng thừng từ chối, liền thêu dựng chuyện cháu "cướp người yêu" của một bạn gái khác cùng trường trên FB. Hậu quả, khi tan trường, nhóm bạn trên đã ép cháu lên xe đạp điện đưa thẳng ra khu vực Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ để tra hỏi, đánh đập.
Từ trường hợp của con, chị M quyết định xâm nhập mạng và ngỡ ngàng khi phát hiện ra sự thực: Rất nhiều học sinh hiện nay phần lớn dành thời gian trên FB. Chị M cho biết: "Có hôm tôi truy cập vào 11 giờ đêm kiểm tra vẫn thấy nhiều địa chỉ học sinh bật sáng - nghĩa là các cháu đang truy cập mạng. Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh lại có thể nhầm tưởng con mình đang say sưa học bài."
Bản thân là một giáo viên một trường THCS trên địa bàn TP Bắc Giang, chị đã xử lý rất nhiều trường hợp học sinh lướt FB trong giờ học.


Cùng với 227 mạng xã hội đang phát triển hiện nay, FB được giới trẻ Bắc Giang quan tâm nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây. Thực tế, mạng xã hội này có rất nhiều tính năng ưu việt: Có thể giúp người sử dụng kết nối được rất nhiều bạn bè ở khắp nơi; cập nhật tin tức của bạn bè hàng ngày.
Cũng với đặc tính "cởi mở và kết nối", FB có thể tạo thành các nhóm liên kết, trở thành diễn đàn hữu ích chia sẻ thông tin. Nguyễn Thị Hương, Trường THPT Ngô Sĩ Liên cho biết: "Khi có bài toán khó, chúng em thường đưa lên FB và nhận được rất nhiều cách giải, phân tích từ bạn bè. Qua đó, giúp chúng em có nhiều thông tin bổ ích trong học tập".
Hay mới đây, Hội Thầy thuốc trẻ tại Hà Nội từ chương trình tình nguyện Mùa hè xanh đã phát động trên FB lời kêu gọi: 1 cốc cà phê = 15 nghìn đồng, 1.000 cốc cà phê có 15 triệu đồng mua thuốc để tổ chức một ngày khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí người dân nghèo ở Suối Bu (Văn Chấn, Yên Bái). Sự kiện này đã thu hút cộng đồng mạng quyên góp được hơn 20 triệu đồng chữa bệnh cho bà con nơi đây...
Với những lợi thế đó, mạng FB phát triển rất nhanh, sức ảnh hưởng rộng lớn. Không chỉ bằng máy tính, các thiết bị điện thoại thông minh đều có thể giúp "công dân mạng", nhất là giới trẻ có thể truy cập ở mọi nơi, mọi lúc. Không ít bạn trẻ, nhất là học sinh "nghiện" trang mạng này, dành nhiều thời gian chăm chút, ngay cả trong giờ lên lớp.
Tuy nhiên, vì là mạng xã hội nên FB hội tụ đủ các yếu tố, thành phần tham gia mà người sử dụng không thể kiểm soát hết. "Lướt" trên FB trong giây lát có thể nhận thấy đủ các loại hình ảnh đồi truỵ, lời bình tục tĩu, phim sex...rồi cả cảnh người cùng diễn đàn nói xấu lẫn nhau, thậm chí rủ rê "gây chiến".
Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh, nhà trường còn chưa có cảnh báo đầy đủ về loại hình này. Vô hình trung, con cái đang tự mình bơi trong "biển lửa" khi bản thân chưa được trang bị nhận thức, kỹ năng ứng xử để loại bỏ "rác bẩn", tránh sa vào những "cạm bẫy" trên mạng xã hội. Hơn nữa, việc quá sa đà, lạm dụng FB ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, gây tâm trạng lo âu, trầm cảm, học hành giảm sút…
Mặc dù đã có các văn bản pháp luật quản lý về hoạt động các trang mạng, tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Vì vậy hơn ai hết, gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể cần có sự định hướng đầy đủ để giới trẻ không sa vào "bẫy" khi sử dụng FB.
Cậu bé 13 tuổi bị bắt cóc vì dùng  Facebook

Cậu bé 13 tuổi Mustafa đoàn tụ với gia đình.

Sáng 27-5, Cảnh sát thành phố Karachi (Pakistan) bắn hạ bốn kẻ bắt cóc để giải cứu thành công cậu bé 13 tuổi bị bắt cóc và đòi tiền chuộc hơn nửa triệu USD.
Điều đáng nói là theo các cán bộ điều tra và người thân thì có lẽ cậu bé Mustafa này đã làm quen và bị thu hút bởi những kẻ bắt cóc thông qua Facebook.
Theo quan chức cảnh sát cao cấp Niaz Khoso, những kẻ bắt cóc bắt đầu trò chuyện với Mustafa cách đây khoảng sáu tháng. Sau đó, bọn chúng đã rủ rê cậu bé đến một cuộc gặp vào ngày 24-5 rồi bắt cóc. Sau khi bắt cóc thành công, chúng mang cậu bé đến thị trấn Hub ở ngoại ô Karachi, đồng thời yêu cầu người cha của Mustafa là một quan chức hải quan cao cấp phải trả 50 triệu rupee (khoảng 508.000 USD) tiền chuộc.
Mẹ của Mustafa đưa ra lời khuyên đối với các bậc cha mẹ hãy giám sát con em mình sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.
"Đây là lời khuyên của tôi đối với tất cả các bậc làm cha mẹ là không nên để con cái của họ tạo dựng các mối quan hệ bạn bè trên Facebook", cô nói với báo chí khi con trai mình đoàn tụ với gia đình.

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn