Ung Trung Kien

tin hot

tin tức hot nhất trong ngày

Kinh doanh không theo kế hoạch. Tại sao không?

Chia sẻ bạn bè:
Hãy ném kế hoạch kinh doanh của bạn vào thùng rác tái sinh. Thay vào đó hãy tập trung vào đội ngũ của bạn và vào việc gia nhập thị trường nhanh nhất có thể



Hãy ném kế hoạch kinh doanh của bạn vào thùng rác tái sinh

Nếu bạn đang dành thời gian để hoàn thiện một cách cẩn thận kế hoạch kinh doanh để đảm bảo mô hình kinh doanh của công ty bạn thật hợp lý và thành công thì hãy ngừng lại. Đó là lời của William Hsu, người đồng sáng lập kiêm quản lý công ty thúc đẩy các doanh nghiệp khởi sự MuckerLab.

Hsu cũng đồng thời là một doanh nhân thành công và giám đốc điều hành của AT&T và eBay, cho rằng mở một công ty là “một nghề nghiệp dành cho những người thực sự không có lý trí. Nhiều khả năng là các ý tưởng sẽ thất bại. Tạo dựng một lĩnh vực bóp méo hiện thực là cách các doanh nhân tự thuyết phục bản thân và các nhân viên rằng đây là một ý tưởng hay”. 



Với suy nghĩ đó, ông đã khuyên rằng:

1. Hãy nghĩ đến yếu tố con người chứ không phải là các ý tưởng

Hsu cho rằng một tập thể tuyệt vời lúc nào cũng đưa ra được ý tưởng tuyệt vời. "Không ai trong chúng ta là hoàn hảo và các doanh nhân thường vĩ đại ở một số lĩnh vực như có tầm nhìn và sẵn sàng mạo hiểm”. Các doanh nhân-đặc biệt là các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thường ở 2 dạng sau: họ có thể giống Steve Jobs, một người nhìn xa trông rộng, am hiểu thị trường nhưng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, hoặc họ có thể giống như Steve Wozniak, một thiên tài trong lĩnh vực công nghệ không biết cách đưa sản phẩm tới tay khách hàng.

Trong cả hai trường hợp, có một đội ngũ giỏi có thể lấp được những điểm yếu của doanh nhân. Ông cho hay: "Chúng tôi trông đợi 3 điều sau ở một công ty khởi sự tiềm năng: thị trường, đội ngũ và ý tưởng xuyên suốt. Đội ngũ là yếu tố quan trọng nhất sau đó mới là thị trường. Bản thân ý tưởng là yếu tố ít quan trọng nhất”.

2. Nghĩ tới tốc độ hơn là sự hoàn hảo
Ông cho rằng: "Dù bạn có giả định như thế nào về thị trường thì đó cũng là một định nghĩa sai. Cứ 30 công ty mới thì chỉ có 1 công ty thành công- và điều đó thường xảy ta sau khi họ đã nhận được vốn. Vấn đề ở đây là bằng cách này hay cách khác, các doanh nhân cần đưa sản phẩm của họ ra thị trường nhanh nhất có thể ngay cả khi nó mới thể hiện được 10% tầm nhìn ban đầu. Họ phải thử xem liệu nó có phù hợp với thị trường không, có tạo được tiếng vang với khách hàng không, và có phải là thứ cuối cùng họ sẽ chi tiền không”.

Theo ông, sau đó hãy điều chỉnh và cấu trúc lại trên cơ sở phản ứng của thị trường. "Bạn phải lặp lại càng nhanh càng tốt. Bạn càng có nhiều cơ hội càng tốt. Vì thế một nhóm có thể thực hiện nhanh nhất và tạo dựng được nhiều nhất các mối quan hệ với khách hàng nhờ lắng nghe họ sẽ giành chiến thắng”.

Do nhu cầu lặp lại nhanh chóng, Hsu khuyên bạn nên xây dựng một đội ngũ nhân viên văn phòng có đủ năng lực sản xuất, thiết kế và kỹ năng mà bạn cần. "Bạn không muốn công ty phải thuê ngoài nhân sự làm những chức năng này vì điều đó có nghĩa là mỗi đống chi phí sẽ làm tiêu hao vốn. Mọi bước đi cần đưa bạn gần hơn tới thành công chứ không phải thất bại”.


3. Nghĩ đến tầm nhìn hơn là kế hoạch

Hsu nhận định: "Nhiều doanh nhân có cả một kho slide trình chiếu hoàn hảo, một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và một mô hình tài chính hoàn mỹ. Nhưng tất cả chỉ có vậy. Họ nghĩ bắt đầu kinh doanh có nghĩa là có một kế hoạch kinh doanh. Nhưng là một doanh nhân tức là phải tạo ra tương lai từng bước một".

Vậy điều đó có nghĩa là bạn không bao giờ nhìn về phía trước? Không hẳn như vậy, ông cho rằng: "Khi bạn có từ 2 người sáng lập trở lên, thì quan trọng là họ phải ghi tất cả những điều khoản họ tán thành ra giấy hoặc trên một chiếc bảng trắng. Họ cần tán thành với tầm nhìn và con đường dẫn tới thành công. Nhưng đừng dành thời gian viết những điều trên ra 40 trang giấy. Thà bạn dành thời gian đó để nói chuyện với thêm 10 khách hàng nữa còn hơn”.